Lời Nói Đầu

Có hàng triệu người trên toàn thế giới tập Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công. Có thể bạn đã đọc các tin tức về môn tập này, hoặc có thể bạn đã gặp những người tập (từ đây trở đi trong website này chúng tôi xin tạm gọi là các học viên) Pháp Luân Đại Pháp ở các buổi diễu hành hay các sự kiện văn hóa khác. Cũng có thể bạn đã thường thấy một nhóm các học viên ở công viên cùng nhau tập các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi hoặc ngồi tập với chân bắt chéo trong thiền định.

Hầu hết những người tập các bài tập hàng ngày và làm theo những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp nói rằng sức khỏe của họ đã được cải thiện. Thường thì những cải thiện này rất nhẹ nhàng như giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, cảm thấy “nhẹ nhàng’ và khỏe mạnh hơn, và có trạng thái tâm lý tinh thần vui vẻ hơn. Còn nhiều người khác, như những người kể lại câu chuyện của mình trong trang website này, nói rằng sức khỏe của họ đã được cải thiện một cách đáng kinh ngạc bao gồm cả các trường hợp khỏi những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất Xứ Của Pháp Luân Đại Pháp

Mặc dù Pháp Luân Đại Pháp có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng nó chỉ được Ông Lý Hồng Chí, là người sáng lập và Sư Phụ của Pháp môn, giới thiệu lần đầu với công chúng vào năm 1992. Hiện nay, hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đang tập các động tác nhẹ nhàng, đơn giản và trong cuộc sống hàng ngày của mình hành xử theo các nguyên tắc chỉ đạo căn bản của Pháp Luân Đại Pháp là Chân Thiện Nhẫn.

Từ năm 1992 cho đến năm 1994, Ông Lý Hồng Chí đã có hơn 50 chuyến đi giảng về Pháp môn này, thường là các buổi giảng Pháp 2 giờ mỗi ngày liên tục trong 9 ngày. Trong các bài giảng, nhìn chung là 1 tiếng rưỡi đồng hồ được dùng để giảng về các nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp, và nửa tiếng còn lại được dùng để dạy 5 bài tập động tác. Vào cuối mỗi chuyến giảng Pháp, các học viên sẽ nhận được những nguyên lý căn bản và học được tất cả các bài tập động tác.

Vào tháng 12 năm 1994, các bài giảng chính của Pháp Luân Đại Pháp, cuốn Chuyển Pháp Luân đã được xuất bản. Vào lúc này, các chuyến đi giảng Pháp ở Trung Quốc đã kết thúc, và cuốn sách là ấn bản của các bài giảng này. Điều này đã đem đến cho những người mới đến nhưng không có dịp tham dự các buổi giảng Pháp một cơ hội để tự học về Pháp môn này. Các học viên lâu năm cũng được hưởng lợi bởi vì quyển sách này đã trở thành cuốn sách chính cho việc liên tục đề cao, chỉ đạo cho các học viên tại các giai đoạn trong việc tu luyện của mình.

Nhờ khả năng kỳ diệu của mình trong việc cải thiện sức khỏe mà Pháp Luân Đại Pháp đã vượt trội hơn các môn khí công khác đang được dạy và tập ở Trung Quốc vào thời gian đó. Trước tháng 7 năm 1999, vào các buổi sáng sớm, gần như ở tất cả các công viên ở Trung Quốc có đầy người tập môn này, và những người tình nguyện trong các thành phố luôn sẵn lòng hướng dẫn tập miễn phí. Chủ yếu là thông qua việc truyền miệng mà Pháp Luân Đại Pháp đã phát triển rất nhanh. Các học viên đến từ các vùng khác nhau và bao gồm đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội và đường đời. Nhiều cơ quan chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng đã công nhận và ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp.

Đặc Điểm Của Pháp Luân Đại Pháp

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện để đề cao đạo đức tâm tính và sức khỏe. Mặc dù khái niệm “tu luyện” có thể không quen thuộc lắm đối với người phương Tây, nhưng khi nhìn qua danh sách các định nghĩa về “tu luyện” trong từ điển, chúng ta có thể thấy rằng nó liên quan đến việc rèn luyện và đề cao cá nhân – nhưng đó mới chỉ là ý nghĩa trên bề mặt.

Ở Trung Quốc, tu luyện có một truyền thống lâu đời và phong phú. Danh từ trong tiếng Hán là TU LUYỆN. TU có nghĩa là SỬA CHỮA. LUYỆN có nghĩa TINH LỌC và chữ này trông giống và đồng âm với từ LUYỆN [TẬP]. Đây chỉ là dịch trực tiếp các từ của thuật ngữ.

Để có một hiểu biết đầy đủ hơn về khái niệm tu luyện, chúng ta có thể tìm trong lịch sử của Trung Quốc. Khoảng 2500 năm trước, bậc thánh nhân Lão Tử xuất hiện ở Trung Quốc. Vào khoảng cùng thời gian đó, Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện ở Ấn Độ. Lão Tử viết quyển sách Đạo Đức Kinh, đó là cách mà hầu hết mọi người học về những điều mà Ông gọi là “Đạo” hay “Con đường”. Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Phật giáo ở Ấn Độ trong 49 năm, sau đó Phật giáo được truyền vào Trung Quốc. Hai gia phái này sau đó đã hình thành nền móng cho nhiều môn tu luyện tinh thần ở Trung Quốc.

Tôn giáo cũng được coi là một hình thức của tu luyện. Có tôn giáo như Phật giáo, có chùa, hòa thượng, v.v… và có nhiều Pháp môn khác nhau thuộc về Phật giáo. Tuy nhiên, các Pháp môn tu luyện của Phật gia không chỉ có vậy, bởi vì còn có nhiều Pháp môn của Phật gia nhưng không phải là một phần của Phật giáo. Thường thì các Pháp môn này chỉ đơn thuần có Sư phụ và các đệ tử, nhưng không có các nghi thức tôn giáo hay nơi thờ cúng. Các Pháp môn này cũng được coi là các phương pháp tu luyện. Ở bên Đạo gia cũng vậy. Có Đạo giáo nhưng cũng có nhiều môn tu luyện thuộc về Đạo gia nhưng không mang hình thức tôn giáo. Do đó ở Trung Quốc, người ta không nhất thiết phải theo tôn giáo để đạt được mục đích đề cao cảnh giới tư tưởng và tinh thần – mà người ta chỉ cần một phương pháp tu luyện. Còn ở phương Tây, bởi vì chúng ta không thực sự có khái niệm tu luyện, bất cứ điều gì mang tính tinh thần hay liên quan đến việc xuất thế gian theo truyền thống đều được coi là tôn giáo.

Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện như vậy, bao hàm những điều cốt lõi của tất cả các phương pháp tu luyện khác trong hình thức là Chân – Thiện – Nhẫn. Thực sự là, bất kể là theo tôn giáo hay tín ngưỡng tinh thần nào, người ta đều có thể làm theo ba nguyên tắc cơ bản này của Pháp Luân Đại Pháp.

0 0 vote
Đánh giá
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments